Apple Heart Study là dự án nghiên cứu qua theo dõi nhịp tim bằng Apple Watch, hợp tác giữa Apple và Đại học Stanford. Mới đây, kết quả nghiên cứu này đã được khoa Dược của Stanford vừa thông báo đến công chúng.
Dự án do Apple tài trợ và sở hữu dữ liệu
Kết quả sơ bộ đã được công bố vào tháng Ba, song toàn bộ kết quả nhiên cứu đến hôm nay mới được công bố với New England Journal of Medicine (Tạp chí Dược New England).
Theo báo cáo của CNBC, các nhà nghiên cứu nói rằng dự án này được Apple tài trợ và sở hữu dữ liệu, nhưng dữ liệu nghiên cứu vẫn được lưu trữ tại Đại học Stanford.
Apple Heart Study có 400 000 người tham gia, theo dõi trong 8 tháng và tất cả đều đeo Apple Watch. Khoảng một phần tư đã làm bản tường thuật khi đeo một bộ thiết bị theo dõi nhịp tim trong 2 tuần trước khi gửi trả về.
Xem thêm: Apple Watch không có đối thủ trên thị trường smartwatch
Kết quả nghiên cứu nhịp tim với Apple Watch
Trong số 400 000 người tham gia, chỉ có hơn 2000 người nhận được thông báo của Apple Watch khi có nhịp tim bất thường. Con số này tương đương khoảng 0.5% tổng số người tham gia.
Trong số những người nhận được thông báo của Apple Watch và có gửi trả lại bộ thiết bị điện tâm đồ đã đề cập ở trên, có 84% dự đoán của Apple Watch được xác nhận là rung tâm nhĩ.
“Điều này chỉ ra rằng kiểu giám sát bị động này có thể có hiệu quả, dù vẫn cần nghiên cứu sâu hơn”, CNBC phát biểu.
Nếu thu hẹp các đối tượng tham gia vào nhóm độ tuổi trên 65, có hơn 3% số đó đã nhận được thông báo – cho thấy rằng tin đồn chứng rung tâm nhĩ khá phổ biến ở người già, là thật.
Những kết luận khác
Những kết luận khác từ ghi chép của CNBC còn có:
Một số hiện tương rung tâm nhĩ ở giai đoạn đầu
Một số hiện tượng rung tâm nhĩ mà Apple Watch phát hiện được chỉ đang ở giai đoạn đầu, tức là nó không xảy ra thường xuyên đủ để bộ thiết bị điện tâm đồ ghi nhận.
Theo các nhà nghiên cứu, điều này không nhất thiết có nghĩa là có nhiều kết quả sai lệch. Điều này càng đặc biệt đúng nếu so trong số những người tham gia trẻ.
Xem thêm: Ứng dụng Roku cho phép người dùng điều khiển từ xa bằng Apple Watch
Có ít người gửi trả lại bộ thiết bị hơn dự đoán
Chỉ một phần tư trong số họ làm thế, cho thấy đòi hỏi người ta tuân thủ chỉ thị một cách chủ động (đeo thiết bị và gửi trả lại, so với chỉ đeo watch) là cả một thử thách.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh nhiều lần rằng, họ không có ý định chứng minh rằng Apple Watch là một công cụ chăm sóc sức khỏe nên có với phần đông dân số.
Bạn có thể xem toàn bộ kết quả nghiên cứu trên trang New England Journal of Medicine, và giải thích ý nghĩa của kết quả nghiên cứu này trên trang CNBC.
Ứng dụng Health và tính năng Fall Detection
Ứng dụng Health và tính năng Fall Detection (phát hiện té ngã) được trang bị trên Apple Watch Series 4 trở đi là những chủ chốt trong kế hoạch cam kết theo dõi sức khỏe người dùng của Apple.
Từ khi ra mắt đến nay, Fall Detection trên Apple Watch đã cứu được nhiều người dùng khi họ bị tai nạn bất ngờ.
Xem thêm: Mua trả góp iPhone trả trước 0đ lãi suất 0% tại ShopDunk
Trên đây là kết quả nghiên cứu nhịp tim bằng Apple Watch được công bố bởi Đại học Stanford. Có thể thấy, smartwatch nhà Apple là một trong những thiết bị theo dõi sức khỏe uy tín nhất hiện nay mà bất cứ người hiện đại nào cũng muốn sử dụng.
Xem thêm: https://tintuc.shopdunk.com/apple-watch-nghien-cuu-nhip-tim.html
0 bình luận:
Đăng nhận xét